Tìm hiểu loài chuột

Tìm hiểu loài chuột

– Chuột xuất hiệc có thể được phát hiện qua phân hay dấu hiệu cắn phá của chúng
– Vết chân chuột có thể nhìn thấy nơi đất bùn và trên các bề mặt bụi bám
– Hang và đường đi có thể nhìn thấy bên hông toà nhà, dọc theo hàng rào, dưới lùm cây hay rác

Chuột Cống:

Mô tả:

Chiều dài chuột từ 32,5-47,5cm
Đuôi dài 15-21cm
Weight: 10 – 11 3/4 oz. (280 – 335 g)
Trọng lượng 280-335g

Đặc tính tự nhiên:

Là loài gặm nhấm có cơ thể khá to, khoẻ, có màu hơi xám, hoặc hơi nâu
Đuôi ngắn hơn mình và đầu cộng lại (bằng khoảng 80%)
Phần dưới cơ thể và chân chúng có màu hơi nâu hặc hơi trắng

Thói Quen

Chuột cống xuất hiện bất cứ nơi nào có nguồn thức ăn và nơi ẩn náu
Rất hung hăng và dễ thích nghi
Chúng xuất hiện ở các thị trấn, thị xã và các vùng nông thôn
Có thể thấy chúng ở các kho thóc, cánh đồng, mương máng, nhà rác hay thùng ngô…
Thường đào hang bên dưới nền đất kín .

Sinh Sản

Chuột cống là một trong những loài động vật có vú, mắn đẻ nhất
Nếu có nhiều thức ăn và nơi ẩn náu, chuột cống có thể đẻ quanh năm
Mỗi lứa từ 6-12 con, nhưng thường thì từ 7-9 con
Một con cái có thể đẻ tới 12 lứa một năm: 12 X 9 = 108 con/năm
Tổ chúng gồm các thứ như rác, giấy, cành cây, có thể nằm dưới hang, ở đống rác, dưới nền nhà hay đống củi, đống cỏ hay một số các khu vực an toàn tương tự
Con non mới sinh không có lông, chưa mở mắt, và không tự đi lại được,chúng lớn rất nhanh, khoảng 14-17 ngày thì mắt sẽ mở, khoảng 3 tuần thì chúng sẽ thôi bú
Hầu hết chuột sẽ sinh con khi chúng được khoảng 3 hay 4 tháng tuổi

Tuổi Thọ

Tuổi thọ tối đa của một con chuột cống hoang khoảng 3 năm nhưng chỉ có khoảng 5% số chuột là có thể sống tới 12 tháng

Sinh Thái Học Trên Mặt Đất

Chủ yếu hoạt động về đêm( nocturnal )và hoạt động quanh năm
Sống thành gia đình.( Social pest )
Các dấu hiệu chúng xuất hiệu bao gồm vết cắn phá, phân, và mất thức ăn
Chuột cống thường đào hang nhiều hơn là leo trèo so với chuột mái nhà
Hoạt động của chuột phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn và mật độ của chúng.
Khoảng cách hoạt động trung bình từ 30-50m
Chuột cống ăn tạp và chúng ăn ngũ cốc, rau xanh, trứng, thịt, chim trong tổ, vvv.
Chúng thích ăn ngay sau khi trời tối và sáng sớm

Động Vật Ăn Thịt Chúng

Chuột là con mồi của rắn, diều hâu, cú mèo, chồn, mèo, cáo và các loại ăn thịt khác

Chuột mái nhà:

Con trưởng thành có chiều dài 32,5 – 42,5 cm
Đuôi 19,0 – 24,0cm
Trọng lượng: 140 – 280 gr
Đặc tính tự nhiên:

Chuột mái nhà có màu nâu đen hay xám đen, có kích thước bình thường, mình mỏng
Đuôi chúng dài hơn phần đầu và mình cộng lại (khoảng 110%). Đây là đặc tính để nhận dạng
Phần dưới có màu hơi xám trắng

Thói Quen

Chúng xuất hiện chủ yếu những nơi có con người sinh sống
Là loài leo trèo rất giỏi
Ở nhữnng nơi mà xuất hiện cả chuột cống và chuột mái thì loài chuột cống hung hăng đó sẽ ép chuột mái phải sống ở những nơi trên cao như trần nhà hay trên cây..

Sinh Sản

Chúng sinh sản ít hơn và thưa hơn loài chuột cống.
Sau thời kỳ thai ngén khoảng 22 ngày, một lứa khoảng 6 con sẽ ra đời.
Ước tính một con chuột cái mỗi năm có thể đẻ khoảng 40 con.
Chuột con phát triển rất nhanh, chỉ sau khoảng 3 tuần là chúng thôi bú.
Khoảng ba tháng tuổi là chúng lại có thể sinh con.

Tuổi Thọ

Chuột hoang có thể sống trên một năm

Sinh Thái Học

Chúng hoạt động suốt cả năm
Chủ yếu là ban đêm
Thị giác của chúng kém, mù màu, nhưng vị giác, khứu giác, cảm giác, và thính giác lại rất tốt
Chuột mái không hung hăng như chuột cống, và bị những con chuột cống to hơn đó đuổi ra khỏi khu vực.
Tầm hoat động của chuột mái nhà chỉ khoảng 50m,

Động Vật Ăn Thịt Chúng

Rắn, diều hâu, cú mèo, và hầu hết các loài động vật ăn thịt khác có khả năng ăn thịt chuột mái nhà.

Chuột nhắt:

Mô Tả

Con trưởng thành dài khảng 18,5 cm
Đuôi chúng dài 7,4- 10 cm
Trọng lượng 14-28 g

Đặc Tính Tự Nhiên

Chuột nhắt là loài chuột có màu xám hơi nâu nhỏ với đuôi dài, mỏng,dẹp, có hai màu rõ rệt
Bụng màu hơi xám

Thói Quen

Loài chuột này thường thấy ở các cánh đồng trồng trọt, bên trong & xung quanh các kho thóc

Sinh Sản

Chúng đẻ quanh năm
Có thể có tới 12 hay 13 con con mỗi lứa, nhưng trung bình từ 4 đến 7 con
Chúng mang thai tứ 18 đến 20 ngày, mỗi năm đẻ khoảng 8 lứa

Sinh Sản

Chuột vừa mới sinh không mắt, không lông, mắt và tai bị bít lại.
Khoảng 14 ngày thì mở mắt, thường khoảng 3 tuần chúng sẽ thôi bú
Hầu hết khoảng 2 tháng chúng sẽ sinh sản, mặc dù có những con chỉ 5 tuần là đã sinh sản
Tổ chuột sống trong nhà có thể ẩn náu trong hang, trong thùng gỗ, hay bên dười những nơi ẩn náu khác.
Tổ chúng có thể bao gồm miếng dẻ, cành cây, giấy, hay bất cức các chất liệu mềm khác.
Tổ bên ngoài có thể trong đống ngô, thóc, bên dưới đống rác, hay trong hang của các con động vật khác.

Tuổi Thọ

Tuổi thọ trung bình của loài này là chưa tới 2 năm

Sinh Thái Học

Thường sống chung nhà với con người
Chuột có khuynh hướng ăn đêm, nhưng chúng có thể hoạt động ban ngày; chúng hoạt động quanh năm
Sống thành gia đình
Dấu hiệu chúng xuất hiện gồm những vết cắn và những cục phân nhỏ
Chuột nhắt có thể trèo rất tốt và nhảy từ những vị trí cao
Chúng còn là loại bơi rất tốt ở những khoảng cách ngắn
Thị giác của chúng kém, mù màu, nhưng khứu giác, vị giác, xúc giác, và thính giác của chúng lại rất tốt.
Chúng lài loài ăn tạp, chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm ngũ cốc, hạt, rau xanh,…vv

Truyền Bệnh

Dịch hạch

Do loài bọ chét chuột Trung Đông truyền từ chuột sang con người
Dịch hạch là cái chết đen nó đã giết 25 triệu người Châu Ău trong thế kỷ 14
Sức khoẻ bị ảnh hưởng trầm trọng khi mà dịch bệnh tấn công vào phổi.
Bệnh viêm phổi có thể truyền từ người qua người do nước bọt hay những hạt nước do ho văng ra từ những người bị bệnh

Sốt Rickettsial.

Do loài bọ chét chuột Trung Đông truyền từ chuột sang con người
Do một loài vi khuẩn rickettsia gây ra

Bệnh đậu mùa Rickettsia.

Cũng do loài vi khuẩn rickettsia gây ra

Khuẩn gây ngộ độc thức ăn.

Ngộ độc thức ăn do một nhóm vi khuẩn gây ra
Có thể phát triển mạnh trên thức ăn ôi thiu, thối rữa
Chuột tới những khu vực này và vì vi khuẩn sống trong đường tiêu hoá của chuột, chúng sẽ làm nhiễm thức ăn do phân của chuột gây ra

Sốt do chuột cắn.

Do loài vi khuẩn Streptobacillis moniliformis gây ra
Vi khuẩn này sống trong nước bọt của chuột và gây ra triệu chứng như bệnh cúm kéo dài trong vài ngày

Bệnh trùng xoắn móc câu.

Bệnh này thường truyền từ chuột qua chó, gia súc hay lợn

Cách đơn giản để diệt chuột hiệu quả.

Sau đây là một số phương pháp diệt chuột hiệu quả. Các bạn cùng tham khảo:

1. Dính chuột: Trộn 2 phần nhựa thông với 1 phần dầu máy rồi đun lên cho tan thành thể lỏng. Sau đó phết hỗn hợp này lên giấy cứng hoặc tấm gỗ, thả vào giữa ít mồi rồi đặt vão chỗ chuột qua lại . Chuột đã bị dính vào đó thì khó có thể ra được.
Trên thị trường có rất nhiều loại bẫy chuột khác nhau. Để tránh mua phải hàng nhái kém chất lượng, khi mua nên chú ý một số điểm sau: trên bẫy có ghi nhãn mác rõ ràng, có tên công ty, dấu công ty, địa chỉ, được đổi bẫy nếu chuột vào không dính,…

2. Hun chuột: Lấy gạch cua và náo dương hoa ( vị thuốc đông y ) với lượng bằng nhau trộn đều rồi đốt cùng với mùn cưa. Ngửi thấy mùi này, chuột sẽ từ khắp nơi chạy đến. Lát sau, sẽ bị hôn mê hết. Thế là bạn cứ việc bắt.

3. Dung dịch Amoni ăc: đổ dung dịch này vào hang chuột rồi lấy bùn trát kín cửa hang lại.Amoniawc bốc hơi sẽ làm chuột bị hấp chín .

4. Dầu ma-dút: Trộn đều dầu ma-dut với dầu máy và mỡ bôi trơn, rắc quanh hang chuột. Chuột bị dính dầu mỡ và bùn sẽ thấy khó chịu và phải liếm đi hết. Những chất này theo đường tiêu hoá vào dạ dày chuột làm chúng bị chết do nát dạ dày.

5. Dùng chuột diệt chuột: Bắt một con chuột đực to khoẻ rồi lấy hai tinh hoàn của nó ra, thay vào đó hai hạt đậu tương rồi thả nó ra, Hạt đậu tương sẽ trương lên làm chuột rất đau đớn. Nó sẽ đi khắp nơi tìm đồng loại đẻ cắn xé, đến khi con chuột kia chết mới thôi .

6. Phân bò lấp hang: Dùng phân bò lấp kín hang chuột lại rồi chèn thêm mảnh vụn của gạch ngói vào. Chuột sẽ bị chết ngạt trong hang.

7. Diệt chuột bằng xi măng: lấy 505 xi măng trộn lẫn với 45% dầu thực vật; lấy 5-10g cho lên miếng nhựa nếu không xi măng dễ bị chảy nước đặt ở chỗ chuột thường chạy qua lại. Sau khi chuột ăn khoảng 12h, lông chuột sẽ bị dựng đứng, chuột sẽ nóng ruột cắn gặm lung tung, bỏ ăn khoảng từ 20-29h thì chết vì ruột bị tắc cấp tính, dẫn đến xuất huyết.

8. Xà phòng bột: Đem xà phòng bột trộn với bột hoa tiêu và một ít cơm nguội, để ở chỗ chuột thường qua lại.

9. Diệt chuột bằng mẹo: Chôn một cái chai không đáy vào tường, sao cho miệng đáy chai phải ngang bằng hoặc thấp hơn tường(chú ý đừng đẻ tạp vật chui vào chai) để ở góc tường làm thành một cái hsng. Khi chuột vào phòng vì không có chỗ nấp nó sẽ chui vào cái ” hang“ này. Nếu chuột to chui vào rồi thì không thể quay ra được, còn chuột bé thì quay ra được mình nhưng không có cách nhảy ra, nếu không bị bắt sống thì cũng bị chết đói.

VIET NAM PEST CONTROL