Diệt mối cây trồng

Mối (Isoptera) là  một trong những nhóm sinh vật đất giữ vai trò quan trọng của chu trình chuyển hóa vật chất các hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó, mối cũng được xem là một trong những côn trùng gây hại đáng kể đối với cây trồng, đê đập và công trình kiến trúc ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Thành phần loài mối trong vườn cây trồng

Kết quả phân tích đã định loại được 59 loài, thuộc  16 giống trong 6 phânhọ của 2 họ mối, riêng ở khu vực vườn cà phê, ca cao và cao su thu được 56 loài.

Kết quả phân tích cho thấy số lượng loài mối nhiều nhất ở vườn cà phê, có 45 loài (chiếm 80,4%), tiếp đến ở vườn cao su, có 36 loài (chiếm 64,3%) và ít nhất ở vườn ca cao, có 32 loài (chiếm 57,1%). Chúng tôi đã xác định được có 8 loài riêng cho vườn cà phê; có 5 loài riêng cho vườn ca   su và có 2 loài riêng cho ở vườn ca cao. Tuy vậy, nhìn chung khu hệ mối ở vùng chuyên canh cà phê, cao su và ca cao có những nét tương đồng chung. Điều này được thể hiện có tới 15 loài phân bố ở cả 3 khu vực chuyên canh cà phê, cao su và ca cao (chiếm 26,8% tổng số loài). Các loài mối làm tổ chìm có vườn cấy nấm thuộc  giống Odontotermes, Macrotermes và Microtermes (thuộc phân họ Macrotermitinae) luôn chiếm ưu thế về số lượng loài. Đặc biệt loài Microtermes pakistannicus,  O. ceylonicus và  O. angustignathus có độ thường gặp cao nhất trong cả 3 khu vực chuyên canh loại cây trồng này.

Loài  gây hại chính ở vùng chuyên canh cà phê, cao su và ca cao

Trên cơ sở xác định 56 loài mối có mặt ở khu vực chuyên canh cà phê, cao su su, ca cao ở Tây Nguyên và căn cứ vào tiêu chuẩn và mức độ gây hại cụ thể của từng loài cũng như tính phổ biến (độ thường gặp) chúng tôi xác định được  có  6  loài  mối  gây  hại.  Cụ  thể  là  các  loài:  Microtermes  pakistannicus; Macrotermes  gilvus ;   Odontotermes angustignathus;  O. ceylonicus;  O. oblongatus;  O.  hainanensis.  Độ  thường  gặp  của  6  loài  này  trong  3  khu  vực chuyên  canh  rất  cao  so  với  50  loài  còn  lại.  Đặc  biệt  loài  Microtermes pakistannicus  có độ thường gặp cao nhất, cụ thể ở vườn cà phê  là 18,8%; ở vườn cao su là 24,4% và ở vườn ca cao là 27,7%.

diệt mối cây công nghiệp

Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Mi. pakistanicus Loài Mi. pakistanicus làm tổ chìm trong đất, không có dấu hiệu trên mặt đất. Cấu trúc tổ gồm khoang chính và rất nhiều khoang phụ thông với nhau bằng hệ thống hang giao thông chìm trong lòng đất, trải rộng trong phạm vi có khi tới hàng chục mét. Các đàn mối đi kiếm ăn của loài Mi. pakistanicus  gồm đầy đủ 4 đẳng cấp: mối thợ lớn, mối thợ nhỏ, mối lính lớn và mối lính nhỏ. Mối thợ lớn có số lượng đông nhất (chiếm tỉ lệ từ 72,7%  81,1% số cá thể trong đàn mối đi kiếm ăn), tiếp đến là mối thợ nhỏ chiếm tỉ lệ khoảng 9,1%  14,2% (chỉ bằng 1/8  so với mối thợ lớn). Mối lính trong đàn mối kiếm ăn có số lượng ít hơn nhiều (mối lính lớn chiếm 4,9%  6,9% và mối lính nhỏ chỉ có khoảng 3,7%  6,3%).

Kết quả thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại cây trồng

Kết quả thử nghiệm của chúng tôi đối với thuốc hóa học Lentrek 40EC và  Termidor  25EC  để  phòng  trừ  mối  cho  cây  mới  trồng,  nhận  thấy  thuốc Termidor 25EC có hiệu lực ngăn mối tốt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Ưu điểm của loại thuốc này là sử dụng với liều lượng rất thấp, thấp hơn 10 lần so với Lentrek 40EC.

Kết quả khảo nghiệm với chế phẩm Metavina 90DP được trộn với đất bazan cho thấy chế phẩm này có hiệu lực rất hạn chế trong phòng trừ mối hại cây trồng ở Tây Nguyên.

Kết quả ở hình 3.6 cho thấy qua 4 lần xử lý bằng bả độc, tỉ lệ các đàn mối  kiếm  ăn  được  kiểm  chứng  thông  qua  phương  pháp  đặt  bẫy  nhử  đã  suy giảm từ 72,1% (lần đánh bả đầu tiên) xuống còn 3,5% (đánh bả lần thứ 4); tức đã giảm  tới  khoảng 20 lần.  Nếu so  sánh  với  đối  chứng  (các  bẫy  nhử  không đánh bả) mức độ suy giảm sau lần đánh bả thứ 4 đã giảm tới 24 lần (có 84,3% mối có mặt ở bẫy nhử so với 3,5% mối có mặt ở bẫy xử lý bả lần thứ 4).

Để khẳng định hiệu quả xử lý mối bằng bả độc, chúng tôi đã tiến hành  đặt bẫy nhử mối vào khu vực đã đánh bả lần thứ 4. Kết quả ở hình 3.7 cho thấy ở khu vực có xử lý bả độc, số lượng mối kiếm ăn đã giảm đáng kể. Cụ thể, sau tháng thứ nhất chỉ đạt tỉ lệ trung bình 4,1% số bẫy nhử có mối vào. Tỉ lệ này tăng dần vào các tháng tiếp theo, đến tháng thứ 3 và tháng thứ 6 có giá trị trung bình tương ứng là 4,7 và 6,3%. Như vậy, có thể thấy việc xử lý phòng trừ mối bằng bả độc rất hiệu quả. Rõ ràng qua việc xử lý bằng bả độc, tỉ lệ số bẫy nhử có mối xâm nhập không vượt quá 10% và so với đối chứng (bẫy nhử không xử lý bả độc) sau 6 tháng đã giảm tới gần 15 lần (6,3% mối vào bẫy có xử lý bả độc so với 93,2% mối vào bẫy không xử lý bả độc).

Ở khu vực có xử lý bả độc và không xử lý trên đập hồ chứa nước ở Tây Nguyên

Để xem xét rõ hơn hiệu quả phòng trừ mối bằng bả độc, chúng tôi còn khảo sát tỉ lệ mối nhiễm vào cây ở khu vực có xử lý bả độc và không xử lý bả độc. Kết quả ở hình 3.8 cho thấy, tỉ lệ cây nhiễm mối rất thấp, thậm chí không thấy nhiễm mối ở khu vực có xử lý bả độc. Kết quả này được duy trì tương đối dài (6 tháng hoặc hơn), tuy theo thời gian số lượng cây nhiễm mối có tăng lên, nhưng rất chậm. So với khu vực không xử lý bằng bả độc, số cây bị nhiễm mối đã giảm tới 20 lần ở tháng thứ 6 sau xử lý bả độc (tỉ lệ cây bị nhiễm mối ở khu vực có xử lý bả độc là 4,3% so với 87% ở khu vực không xử lý, hình 3.8).

Từ  một  số  kết  quả  bước  đầu  về  phòng  trừ  mối  cho  cây  trồng  ở  Tây Nguyên, chúng tôi đưa ra một số ý kiến sau:

Đối với giai đoạn vườn ươm và cây con, nên sử dụng thuốc Termidor 25EC, nồng độ 0,15%, tưới xung quanh bầu cây với liều lượng 1,7lít/cây. Số lần xử lý tùy theo mức độ phát triển của mối nhưng, nên 2 tháng 1 lần xử lý.

Đối với giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh của các vườn trồng, nên xử lý phòng trừ mối bằng bả độc BDM 10.

CÔNG TY DIỆT MỐI VIET NAM PEST CONTROL