Sau những cuộc kiếm mối, kiến bị thương được gom lại và chở về tổ. Những con kiến khỏe trở thành y tá, chăm sóc vết thương của đồng loại. Việc này giúp giảm tỉ lệ thương vong từ khoảng 80% xuống còn 10%.
Matabele là một trong những loài kiến lớn nhất thế giới. Chúng là những chiến binh liều lĩnh, con người cũng bị tấn công bởi những vết cắn của chúng. Tên của loài này được đặt theo một bộ tộc chiến binh tại Nam phi.
Trong quá trình đi săn với số lượng từ 200 đến 600 cá thể, kiến Matabele nhắm vào loài mối khi chúng đang ăn. Chính vì vậy, những con kiến bị đánh trả bởi mối lính. Đôi khi, những con kiến bị cắn cụt chân.
Sau cuộc săn, kiến tha mối về tổ, số kiến còn lại tìm kiếm kiến bị thương. Những con này phát ra loại hocmon cầu cứu. Những con kiến còn khỏe dùng cặp hàm to khỏe tha những con bị thương về tổ để chữa trị.
Đáng ngạc nhiên hơn cả là những con kiến bị thương nặng, không có khả năng hồi phục sẽ ra tín hiệu không cần cứu chữa. Nếu được tha về, những con bị thương nặng sẽ vùng vẫy khiến đồng loại bỏ nó lại.
Theo nghiên cứu, tỉ lệ sinh khá thấp, chỉ khoảng 10 đến 14 kiến con một ngày. Mỗi ngày đi săn có thể khiến đàn kiến bị thương lên đến 20 con. Do vậy, kiến phải cứu chữa đồng loại để tránh thiệt hại về đàn.
Nghiên cứu cho thấy đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện tập tính này trên loài kiến, sinh vật khác con người. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa làm rõ việc chữa trị chỉ nhằm tránh nhiễm trùng hay bao gồm cả hồi phục chức năng?
Những loài kiến lạ trên thế giới
Kiến mafia (Cardiocondyla Obscurior)
Trong một tổ kiến chỉ có duy nhất một con kiến mafia, có tác dụng bảo vệ lãnh thổ đàn. Loài kiến này có khả năng tiết ra một chất có “mùi hương chết chóc” khiến kiến thợ lao vào giết chết kẻ mang mùi hương này.
Loài này không có kiến thợ nên chúng đi ăn cướp ấu trùng của loài kiến khác để biến chúng thành nô lệ, phục vụ cho mình. Các nhà khoa học cho rằng loài kiến này có khả năng tiết ra một chất giúp chúng “tàng hình” trước mắt đối phương.
Kiến ăn thịt ấu trùng xả hơi cay (Solenopsis Fugax)
Giống kiến tàng hình, loài này đi ăn cắp ấu trùng. Nhưng thay vì biến ấu trùng thành nô lệ, loài này ăn thịt luôn. Khi phát hiện ra tổ trứng, loài này sẽ xả ra khí độc khiến kiến thợ bỏ chạy để mình ung dung ăn sống trứng kiến.
Kiến ăn bám (Formicoxenus Nitidulus)
Hầu hết kiến ký sinh có dạng giống như kiến chúa, chúng tạo ra mùi hương cho đến cách ứng xử như kiến chúa của loài chúng ký sinh và biết cách khai thác loài này. Kiến ký sinh còn được gọi là kiến khách, chúng có thể ký sinh trong tổ của 11 loài kiến khác nhau, thậm chí chúng có thể cùng lúc sống trong nhiều tổ kiến khác nhau.
Những điều thú vị về loài kiến
Trọng lượng của tất cả loài kiến trên thế giới chỉ bằng hoặc không thể to hơn trọng lượng của toàn nhân loại. Kiến có thể mang vật nặng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể. Tổ kiến dài nhất được tìm thấy ở châu Âu dài hơn 3,750 m.
Kiến có tuổi thọ dài nhất trong số các loài côn trùng. Kiến chúa sống được hơn 30 năm trong môi trường tự nhiên.Hàm dưới của loài kiến Odontomachus Bauri được xem là nhanh nhất trong vương quốc động vật. Tốc độ của nó có thể đạt tới 230 km/giờ, được dùng để giết hoặc làm con mồi bị thương.
Có hơn 12.000 loài kiến khác nhau trên thế giới vào năm 2010. Nhiều loài mới vẫn còn đang được tìm kiếm và hiện nay con số đã lên đến 22.000. Một con kiến Maricopa có nọc độc tương tương 12 con ong mật, dùng để cắn và đốt con mồi.
Kiến dịch chuyển khoảng 50 tấn đất đá trong vòng 1 mét vuông mỗi năm. Kiến lửa gây thiệt hại khoảng 5 tỷ đô la ở Bắc Mỹ mỗi năm do gây hại cho sức khỏe con người và phá hoại mùa màng. Kiến thợ, kiến chúa đều là giống cái.
Có một vài loài kiến là vô tính như kiến cắt lá (leaf – cutter ant), chúng có thể tự sinh sản bằng cách tự nhân bản chính mình. Kiến và người là hai sinh vật có thể làm nghề nông.
Kiến có 2 dạ dày, một để chứa thức ăn cho chính mình và cái còn lại để chứa thức ăn cho đồng bạn. Vì vậy, những chú kiến trữ thức ăn sẽ ở lại tổ để canh giữ trong khi những chú kiến làm việc.
Một vài loài kiến có thể sử dụng chính loài kiến khác để làm nô lệ bằng cách chiếm lấy tổ. Đây là mối quan hệ giữa kiến chúa và kiến thợ. Kiến có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu ngoại trừ Nam Cực – nơi lạnh nhất thế giới.
Một số loài kiến có thể…bơi và sống sót qua những vùng có nước chẳng hạn như kiến Mangrove. Nhiều loài kiến có thể sống sót qua 24 tiếng trong nước nhờ vào việc thở thông qua cái lỗ nhỏ trên cơ thể gọi là “lỗ thở”.
Một vài loài kiến không có mắt. Kiến thợ Driver là loài kiến có khả năng làm việc tuyệt vời dù có biệt danh là “anh chàng mù”. Ở một vài nơi trên thế giới, con người xem kiến là nguồn thức ăn ngon như: Lào, Mexico, Bắc Queensland – Úc. Trứng kiến thường được mang đi chế biến thành nhiều món ăn.
Kẻ thù của kiến không phải là con người chúng ta mà là chính đồng loại của chúng. Kiến trong cùng một tổ cũng xem nhau như kẻ địch.