Nuôi kiến vàng để bảo vệ cây trồng ở Đồng Nai

Công ty diệt côn trùng – Ông Đoàn Văn Le, 57 tuổi ( tên thường gọi Mười Bến Tre) ngụ xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom. Sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Bến Tre có nghề ươm cây giống các loại, ông đã đi bán cây giống cho nhiều tỉnh trong đó có tỉnh Đồng Nai. Với sự say mê nghề trồng cây và qua tìm hiểu đất đai thổ nhưỡng tỉnh Đồng Nai, ông đã quyết định  lập vườn tại đây vào năm 1996.
Năm 2005, ông Le tham gia lớp tập huấn trồng và phát triển cây Ca cao do Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh tổ chức. Qua đợt tập huấn này ông đã nắm vững phương pháp trồng, nhân giống và sơ chế trái ca cao. Từ đó, ông tự tin đầu tư trồng ca cao và đem lại kết quả tốt.
Một lần, Tiến sỹ Phạm Hồng Đức Phước, công tác tại Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh và cũng là một chuyên gia đầu ngành cây ca cao đã về ghé tham quan khu vườn ca cao nhà ông Le. Được sự hướng dẫn của ông Phước, cùng với hướng dẫn kỹ thuật canh tác ca cao thông qua các lớp tập huấn khuyến nông, ông Le đã thành công với việc nuôi kiến vàng để bảo vệ cây trồng mà không phải phun thuốc BVTV trên vườn ca cao của mình. Ông tâm sự, đầu tiên cần phân biệt kiến có ích và kiến không có ích, phải diệt kiến không có ích trước  sau đó đi bắt thêm những  tổ kiến vàng  mang về vườn để những chỗ trong vườn cây chưa có kiến vàng. Những ngày đầu mới mang về chưa hiểu về đời sống của kiến, ông gặp thất bại vì hai tổ khác nhau khi để gần chúng đánh  nhau tổ yếu bị chết. Sau khi được cán bộ  khuyến nông hướng dẫn, ông đã thả tổ kiến ở hai khu vực khác nhau và cho kiến ăn để phát triển đàn. Thức ăn cho kiến là ruột cá, ruột gà.
Khi đàn kiến đã phát triển nhanh, ông Le tiến hành kéo dây từ cây này sang cây khác để kiến bò qua kiếm thức ăn trên cây như sâu, trứng sâu. Lá cây trong vườn rụng xuống cứ để vậy cho mối mọt và các loại côn trùng khác sinh sôi nảy nở, vừa làm tơi xốp đất vừa tạo nguồn thức ăn cho kiến tìm đến. Khi trong vườn mật độ kiến cao thì sâu hại giảm đáng kể, nhất là bọ xít muỗi hại, trái ca cao không xịt thuốc mà vẫn không bị hại tiết kiệm được chi phí mua thuốc và công xịt lại không ô nhiễm môi trường tốt cho sức khỏe của người làm vườn.

Kiến vàng trên vườn ca cao của ông Đoàn văn Le
Theo tính toán nếu như trước đây, mỗi năm ông phải tốn hơn 10 triệu đồng để mua thuốc bảo vệ thực vật diệt sâu bệnh, thì 5 năm trở lại đây, vườn ca cao của ông lúc nào cũng sạch bệnh, trái to đẹp, năng suất đạt gấp đôi so với trước khi chưa áp dụng phương pháp này. Toàn bộ diện tích gần 1 ha, được ông thiết kế lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, không tốn nhiều công chăm sóc. Phía trên cành cây ông giăng dây từ cây này nối liền qua cây khác để kiến di chuyển bò theo dây làm tổ, thức ăn khoái khẩu của chúng là bọ xít muỗi bám trên bề mặt trái ca cao và các loại cây ăn trái trong vườn. Lá cây trong vườn rụng xuống cứ để vậy cho mối mọt và các loại côn trùng khác sinh sôi nảy nở, vừa làm tơi xốp đất vừa tạo nguồn thức ăn cho kiến tìm đến. Đặc biệt, không được phun xịt bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, nếu không kiến sẽ chết hoặc nghe mùi bỏ đi
Ngoài ra để cập nhật thêm các kỹ thuật sản xuất ông đã tham gia khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai tổ chức và được cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề vào năm 2015. Trồng ca cao kết hợp với nuôi kiến vàng để trị sâu bệnh không tốn chi phí, lại dễ chăm sóc, nông dân nào cũng có thể làm được, mà còn đem hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Ông Đoàn Văn Le hướng dẫn đoàn tham quan Trung tâm Khuyến nông quốc gia tham quan mô hình nuôi kiến vàng
Trọng Toàn-TTKN
Công ty diệt côn trùng Đồng Nai